Dịch vụ bào cáo giám sát môi trường tại tphcm



Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn ngày xưa) hiện nay là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về cả quy mô dân số và cả về mức độ đô thị hóa, nơi đây  đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương cùng với thủ đô Hà Nội và là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Dịch vụ bào cáo giám sát môi trường tại tphcm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Vì sao ư? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết lý do.


Với tốc độ gia tăng dân số nhanh, cơ sở hạ tầng không theo kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức của một bộ phận người dân cũng còn kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung,v.v… Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Một trong nhiều hiện trạng nguy hiểm là nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn phổ biến. Có nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có được hệ thống xử lý nước thải cũng là một thực trạng đáng báo động. Chỉ tính riêng tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải được ước tính lên đến 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, dòng sông chảy ngang TPHCM, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra đã vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần.

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó bao gồm một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất,v.v… cũng góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng các chất thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.

Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn TP. HCM đã hình thành nên một hệ thống 16 KCX, KCN với diện tích đất đã thực hiện là 3.614,23ha. Trong đó,  có 13 KCX, KCN đã đi vào hoạt  động, 2 KCN khác đang triển khai hạ tầng (KCN Phong Phú và KCN Đông Nam) và 1 KCN còn đang trong giai đoạn thực hiện quy hoạch (KCN Phú Hữu). Ngoài ra, TP. HCM hiện còn có 6 KCN được dự kiến thành lập bao  gồm: KCN  Bàu  Đưng, KCN Phước Hiệp, KCN Xuân Thới Thượng, KCN Vĩnh Lộc 3, KCN Lê Minh Xuân 2, KCN Lê Minh Xuân 3 với tổng diện tích 1.455ha (trong đó KCN Phước  Hiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan); 4 KCN cũng được dự kiến mở rộng bao gồm KCN Hiệp Phước giai đoạn 3, KCN Vĩnh Lộc, KCN Tây Bắc Củ Chi và KCN Lê Minh Xuân với  tổng diện tích tăng thêm là 849ha. Mục  tiêu của các KCN mới và cũ là nhằm thu hút, mở rộng các ngành công nghiệp mũi nhọn theo  định hướng phát triển chung của Thành phố và bảo vệ môi trường nhưcác ngành sau: điện-điện tử, hóa chất,  cơ khí và chế biến  lương thực-thực phẩm,v.v… nhằm tạo động lực vững chắc để Thành phố phát triển. Như vậy, tính đến năm 2020, TP. HCM sẽ có tổng cộng là 22 KCX, KCN tập trung với tổng diện tích gần 5.918ha.

Việc báo cáo giám sát môi trường định kỳ của các doanh nghiệp ở KCX, KCN là nhằm giúp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở, theo dõi các nguồn phát sinh ô nhiễm có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Bên cạnh đó, nó cũng là hồ sơ giúp cơ quan chức năng nắm bắt nhanh nhất tình hình môi trường của những cơ sở đó và từ đó đưa ra phương án giảm thiểu tác động môi trường tốt nhất dành cho doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ bao gồm những điều sau:

– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và về kế hoạch bảo vệ môi trường;

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.

Về tần suất lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ dành cho các cơ sở:
– Tùy vào quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau:

3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và bao gồm cả các cơ sở đã được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc có thể theo yêu cầu từng địa phương).
Các giấy tờ pháp lý cần thiết khi lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ dành cho cơ sở kinh doanh:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
– Hóa đơn điện, nước
– Hợp đồng thu gom rác thải y tế
– Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt
– Giấy xác nhận đề án BVMT hoặc kế hoạch BVMT
– Hồ sơ thuyết minh kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải (nếu có)

Những cơ quan tiếp nhận và phê duyệt Báo cáo giám sát môi trường định kỳ:
Tùy vào quy mô và vị trí của cơ sở mà có các cơ quan chức năng tiếp nhận và phê duyệt báo cáo:

Sở Tài Nguyên và Môi Trường
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
Ban quản lý các khu công nghiệp. Ban quản lý khu kinh tế
Xử phạt vi phạm
Dựa trên Điều 8, điều 9 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc,báo cáo giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường), sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

– Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

– Đối tượng báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000.

Hi vọng thông qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể có được một cái nhìn khái quát về báo cáo giám sát môi trường. Công ty chúng tôi với bề dày kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, hi vọng có thể bên cạnh bạn khi cần thiết. Chân thành cảm ơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến